Xạ Can – Rẻ Quạt: Hỗ Trợ điêu trị ung thư máu, ung thư gan, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú…

Xạ Can – Rẻ Quạt
Mô tả:
Cây thảo sống dai. Thân rễ mọc bò. Thân nhỏ mang lá mọc thẳng đứng, dài tới 1m. Lá hình ngọn giáo dài, nơi có bẹ, mọc xen kẽ thành 2 vòng (lá xếp 2 dãy); gân lá song song. Cụm hoa có cuống dài 20-40cm. Hoa có cuống, bao hoa có 6 mảnh màu vàng da cam có đốm tía. Quả nang hình trứng, chứa nhiều hạt nhỏ hình cầu, màu xanh đen, bóng.
Rẻ quạt hay Xạ can – Belamcanda chinensis (L.) DC., thuộc họ La dơn – Iridaceae.
Bộ phận dùng của xạ can
Thân rễ – Rhizoma Belamcandae Chinensis. thường gọi là Xạ can, Thân và lá cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái:
Loài phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Philippin. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi làm cây cảnh và làm thuốc. Trồng bằng nhánh của thân rễ vào đầu mùa mưa. Thu hái thân rễ vào mùa thu hay quanh năm. Thân rễ có đốt ngắn màu vàng nhạt hoặc vàng nâu, ruột trắng thơm, cứng. Có thể dùng tươi (rửa sạch, giã với ít muối) hoặc rửa sạch phơi khô hay sấy khô, khi dùng ngâm nước vo gạo 1-2 ngày cho mềm, thái mỏng, phơi khô, dùng dần.
Thành phần hoá học của xạ can
Trong thân rễ có glucosid và belamcandin, shekanin, tectoridin, iridin và irisflorentin.
Tính vị, tác dụng:
Vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết tiêu viêm, chỉ khái hóa đàm. Thân rễ và lá đều nhuận tràng, lợi tiêu hóa.
Công dụng, chỉ định và phối hợp với xạ can – rẻ quạt
Thường dùng trị:
+ Viêm họng sưng đau, ho nhiều đờm rãi, kết đàm hạch
+ Sang độc sưng đau; trong tai đau nhức, sưng amygdal, sưng vú, tắc tia sữa
+ Ðại tiện không thông
+ Ðau bụng khi thấy kinh.
+ Dùng ngoài trị vết thương trẹo chân, rắn cắn, đắp vết thương và trị đau răng.
+ Ở Thái Lan, người ta dùng lá trị rối loạn kinh nguyệt. Liều dùng 5-10g, dạng thuốc sắc hoặc bột, làm viên ngậm uống.
+ Dùng ngoài, giã thân rễ tươi với ít muối, vắt lấy nước ngậm nuốt dần, bã đắp tại chỗ đau.
+ Ðể chữa ho, viêm họng, có thể phối hợp với rễ Mạch môn, Húng chanh, hoa Ðu đủ đực, đem giã nhỏ, hấp cơm, hoặc với rễ Cam thảo đất, rễ Đậu săng, giã ngậm.
– Các nghiên cứu trước đây cho thấy, xạ can có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu nhóm B, phế cầu, não mô cầu, E. coli, thương hàn, phó thương hàn và Haemophilus influenzae.
Các hoạt chất aglycones, irisolidone, tectorigenin và genistein trong xạ can ức chế sự nhân lên của Helicobacter pylori trong nghiên cứu in vivo.
– Xạ can cũng có hiệu quả đối với virus cúm A, adenovirus, virus herpes.
Nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới đã báo cáo tác dụng chống viêm của rễ xạ can với vai trò quan trọng của tectorigenin.
+ Tectorigenin gây ức chế biểu hiện của iNOS ( sản phẩm của nitric oxid), ức chế tiết IL-1β, ức chế sự biểu hiện của COX-2 và sự sản xuất PGE2 (tác dụng của tertorigenin phụ thuộc liều). Tectoridin cũng thể hiện một số tác dụng như tectorigenin nhưng hiệu lực yếu hơn.
+ Dịch chiết xạ can, đặc biệt là các hoạt chất tectorigenin, genistein, tectoridin có khả năng gây độc tế bào đối với một số dòng tế bào ung thư máu, ung thư gan, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú… trong nghiên cứu in vitro.
+ Tectorigenin trong xạ can còn thể hiện tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan (đặc biệt tổn thương do rượu) trong các nghiên cứu in vitro; tác dụng bảo vệ thành mạch, hạ đường huyết, hạ mỡ máu trong các nghiên cứu trên động vật thực nghiệm.
Ghi chú: Phụ nữ có thai không dùng