Viêm Họng Mãn Tính và cách chữa trị an toàn hiệu quả.

VIÊM HỌNG MẠN TÍNH
VIÊM HỌNG MẠN TÍNH

Khi mới bị viêm họng, viêm mũi xoang… nhưng không điều trị triệt để hoặc tái phát nhiều lần, rất dễ trở thành Viêm họng mạn tính. Bệnh gây triệu chứng vướng họng, khô họng, xuất tiết nhiều đờm nên thường phải khạc nhổ liên tục…

I. Quan niệm của Y học hiện đại về Viêm họng mạn tính

1. Đại cương

Viêm họng là viêm niêm mạc và tổ chức dưới niêm mạc ở họng.
Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm họng kéo dài, thể hiện dưới ba hình thức chính là: xuất tiết, quá phát và teo. Các bệnh tích có thể lan tỏa hoặc khu trú.

2. Nguyên nhân

– Do viêm mũi xoang mạn tính, đặc biệt là viêm xoang sau.
– Viêm amiđan mạn tính.
– Hội chứng trào ngược.
– Tắc mũi mạn tính do vẹo vách ngăn, quá phát cuốn, polyp mũi.
– Do tiếp xúc với khói bụi, các chất kích thích như: hơi hoá học, bụi vôi, bụi xi măng, thuốc lá, rượu…
– Cơ địa: cơ địa dị ứng, suy gan, đái đường…..

3. Triệu chứng

– Thường hay có những đợt tái phát viêm họng cấp khi bị lạnh, cảm mạo, cúm… thì lại xuất hiện sốt, mệt mỏi, đau rát họng.
– Cảm giác thường gặp nhất là khô họng, vướng họng, mắt đau, ngứa. Những cảm giác này rõ nhất là buổi sáng lúc mới thức dậy, phải cố khạc đờm, đằng hắng để làm long đờm.
– Bệnh nhân thường phải khạc nhổ luôn, có ít nhầy quánh, thường hay bị ho, nhất là vào ban đêm, khi lạnh.
– Nuốt có cảm giác vướng và đau. Tiếng có thể khàn nhẹ hoặc bình thường.
– Triệu chứng trên tăng khi nói nhiều uống rượu, thuốc lá.
– Cảm giác nóng rát vùng ngực ở bệnh nhân có bệnh dạ dày, trào ngược dạ dày, thực quản.

4. Điều trị

– Bôi họng, súc họng. Khí dung họng.
– Thuốc làm lỏng chất nhầy.
– Thuốc kháng viêm.
– Thuốc chống dị ứng.
– Thuốc giảm ho.
– vitamin C, A, D…

II. Hạn chế y học hiện đại khi điều trị Viêm họng mạn tính

Các loại thuốc Tây y giúp cắt nhanh các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ hoặc dễ tương tác với nhau khi dùng không đúng cách. Trong khi đó, bệnh nhân thường tự mua thuốc về uống, tăng giảm liều tùy ý hoặc ngừng thuốc ngay khi bệnh thuyên giảm. Vì vậy bệnh dễ tái phát, dễ bị nhờn thuốc hoặc dị ứng thuốc.

III. Quan niệm của Y học cổ truyền về Viêm họng mạn tính

1. Đại cương

Viêm họng mạn tính được mo tả trong chứng Hầu tý của Y học cổ truyền.

2. Nguyên nhân

Đàm nhiệt ẩn náu lâu ngày khiến phế âm bị hao thương mà gây nên bệnh.

3. Triệu chứng

Họng khô, cảm giác vướng họng khó chịu, niêm mạc họng có những điểm xung huyết đỏ nhạt, hạt Lympho rải rác… toàn thân: thích mát, sợ nóng, rêu lưỡi vàng dính, chất lưỡi đỏ.

4. Điều trị

Pháp điều trị: Dưỡng âm, thanh nhiệt, hóa đàm

IV. Hạn chế y học cổ truyền khi điều trị Viêm họng mạn tính

Triệu chứng thuyên giảm chậm, thời gian điều trị kéo dài.

V. Phương pháp kết hợp điều trị Viêm họng mạn tính

– Thuốc Đông y: bài thuốc Sa sâm mạch môn thanh gia giảm
– Thuốc Nam:

– Mật ong: Dùng 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất ngậm từng chút một trong miệng rồi nuốt. Mỗi ngày thực hiện 3 lần sẽ làm dịu cơn đau rát họng.
– Cây lược vàng: Chọn lá lược vàng còn tươi, rửa với nước muối cho sạch rồi cắt thành khúc nhỏ. Nhai nát lá lược vàng trong miệng và nuốt phần nước sau đó nhả bã.
– Tỏi: Chọn vài củ tỏi tươi, bóc sạch vỏ rồi ngâm với mật ong thành siro. Mỗi ngày uống 2 lần siro tỏi ngâm mật ong để giảm triệu chứng bệnh.

Húng Chanh (5-10 g): vắt lấy nước uống
– Châm cứu: Thiên đột, Xích trạch, Thái uyên, Túc tam lý, Tam âm giao.
– Thuốc Tây y: bromhexin, alphachymotrypsin, các thuốc kháng histamin như cetirizin…

VI. Cách phòng chống Viêm họng mạn tính hiệu quả

– Tăng sức đề kháng của cơ thể, giữ vệ sinh môi trường trong sạch.
– Đeo khẩu trang khi ở nơi đông người hoặc khu vực nhiều khói bụi.
– Giữ ấm mũi họng. Không nên để cổ họng bị sốc nhiệt, lạnh quá mức hoặc nóng quá mức.
– Vệ sinh răng miệng tốt. Súc họng bằng nước muối ấm hằng ngày trước khi đi ngủ.
– Bỏ thuốc lá và rượu.
– Điều trị triệt để các bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm amiđan,…
– Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em.

VII. Lời khuyên.

– Khi bị viêm họng, không nên tự ý điều trị , nên đến cơ sở y tế khám và dùng thuốc theo đơn tránh hiện tượng nhờn thuốc và biến chứng.
– Nên tăng cường sử dụng các loại đồ ăn thức uống:
– Hoa quả chứa nhiều vitamin C; Cam, chanh, bưởi, dâu, dưa hấu, rau xanh…
– Thực phẩm giàu kẽm: Ngao, tôm, sò, củ cải, rau chân vịt, nước cốt dừa… Nhóm thực phẩm này giúp chống lại virus hiệu quả.
– Đồ ăn có tính mát: Bí xanh, bầu, mồng tơi, rau đay, mướp… Nấu canh từ những loại thực phẩm này giúp thanh nhiệt, giảm sự cọ sát lên niêm mạc họng.
– Nên ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo súp…
– Uống nhiều nước ấm nước ép hoa quả: Nước cung cấp độ ẩm, giảm khô rát và khó chịu cho họng.
– Hạn chế dùng các thực phẩm:
– Đồ ăn có tính cay nóng, đồ ăn chiên nướng: ớt, hạt tiêu, thịt nướng…
– Thức ăn, nước uống lạnh đá: kem, nước đá…
– Các loại hạt: Hướng dương, hạt bí, hạt dưa…
– Rượu, chất kích thích (cà phê, thuốc lá, thuốc lào…), nước có ga.

hellosuckhoe.net

Chia Sẻ