Ù tai, ve kêu trong tai triệu chứng báo trước có thể gây điếc

Ù tai là triệu chứng chủ quan mà người bệnh tự cảm thấy trong tai hoặc trong đầu mình có âm thanh lạ như tiếng vo ve, ù ù, xì xì… Những âm thanh này thường không rõ nguồn gốc. Chúng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và đôi khi gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và giao tiếp hàng ngày của người bệnh.
I. Quan niệm của Y học hiện đại về Ù tai
1. Đại cương
– Ù tai là tiếng kêu không mong muốn có nguồn gốc từ chính hệ thống thính giác hoặc các cơ quan lân cận và thường không thể nghe được bởi người khác.
– Phần lớn ù tai là những tiếng kêu đơn âm, tuy nhiên có trường hợp tiếng ù có dạng là những âm phức như tiếng sóng biển, tiếng dế kêu, tiếng chuông reo hoặc tiếng hơi nước thoát qua chỗ hẹp.
– Phân loại:
+ Ù tai cơ học: Là các âm thanh thực sự, có nguồn gốc cơ học, xuất phát từ trong tai hay các cơ quan lân cận. Gồm 2 loại: ù tai chủ quan (chỉ có bệnh nhân nghe được) và ù tai khách quan (cả bệnh nhân và người khác nghe được).
+ Ù tai thần kinh: Có nguồn gốc thần kinh xuất phát từ hệ thống thính giác hoặc vỏ não thính giác. Gồm 2 loại: ù tai có nguồn gốc từ thần kinh trung ương và ù tai có nguồn gốc từ thần kinh ngoại biên.
2. Nguyên nhân
– Ù tai cơ học
+ Bất thường mạch máu: Dị dạng động tĩnh mạch, Phình mạch, Tiếng rung tĩnh mạch, Hội chứng Eagle, U cuộn cảnh hoặc cuộn nhĩ, Cao huyết áp
+ Thần kinh cơ: Co thắt cơ khẩu cái, Co thắt cơ bàn đạp, Co thắt cơ căng màng nhĩ, Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm
+ Nguyên nhân khác: Rối loạn chức năng vòi, Viêm nhiễm tại chỗ
– Ù tai thần kinh: Ngoại biên, Ống tai ngoài, Tai giữa, Ốc tai, Trung ương, Thần kinh thính giác, Các đường dẫn truyền thần kinh trung ương, Vỏ não.
3. Triệu chứng
Ù tai là triệu chứng chủ quan mà người bệnh tự cảm thấy trong tai hoặc trong đầu mình có âm thanh, thường có tính chất sau:
– Liên tục hoặc không liên tục.
– Vị trí: có thể ù trong đầu, một bên hoặc hai bên tai.
– Cao độ, âm đơn hay âm phức tiếng sóng biển, tiếng dế kêu, tiếng chuông reo…
– Kiểu tiếng ù: có thể đều đều, theo nhịp mạch, tiếng click, tiếng thổi, tiếng ve kêu…
– Một số yếu tố làm tăng hoặc giảm mức độ như: sự yên lặng, hoạt động thể lực, một tư thế đầu nào đó…
– Một số bệnh nhân còn có giảm sức nghe kèm theo
– Các yếu tố kèm theo: chảy tai, chấn thương đầu, tiếp xúc với tiếng ồn, sử dụng thuốc độc với tai.
4. Điều trị
– Các thuốc tăng tuần hoàn ốc tai và hệ thần kinh trung ương: các adrenergic, các thuốc ức chế adrenergic, antiadrenergic, cholinomimetic, anticholinesterase, cholinolytic, các thuốc giãn cơ trơn, các plasma polypeptide và các vitamin.
– Các thuốc kháng histamin và thuốc giảm phù nề trong các trường hợp nghi ngờ nguyên nhân do rối loạn chức năng vòi
– Các thuốc an thần, magnesi sulfate, barbiturate, meprobamate được sử dụng để giảm các ức chế trên hệ lưới của hệ thần kinh trung ương
– Các dẫn xuất của para-aminobenzoic acid (như procain) và nhóm aminoacyl amide (như lidocaine, lignocaine) cũng có thể được sử dụng đường tĩnh mạch để làm giảm độ nhạy cảm của các mô dẫn truyền thần kinh.
– Điều trị phẫu thuật: giảm áp tai túi nội dịch, phẫu thuật cắt hạch sao, phẫu thuật khoét mê nhĩ và phẫu thuật điều trị ù tai chóng mặt cắt dây thần kinh tiền đình…
II. Hạn chế y học hiện đại khi điều trị Ù tai
– Thuốc điều trị bệnh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là khi sử dụng lâu dài hoặc liều cao: buồn nôn, tăng cân, rối loạn tình dục, mất ngủ, khô miệng…
III. Quan niệm của Y học cổ truyền về Ù tai
1. Đại cương
– Ù tai thuộc chứng Nhĩ Minh của Y học cổ truyền.
2. Nguyên nhân
– Tà khí phong nhiệt: phong nhiệt từ ngoài xâm phạm, phong hàn hóa hỏa xâm phạm vào tai làm rối loạn khả năng tiếp thu âm thanh của nhĩ khiếu mà gây ù tai.
– Can hỏa thượng nhiễu thanh khiếu: tức giận làm can khí uất kết mà thượng nghịch gây tắc trở nhĩ khiếu, uất ức làm can không sơ tiết điều đạt được mà hóa hỏa, can hỏa làm nhiễu loạn thanh khiếu gây ù tai.
– Đàm hỏa ủng kết ở nhĩ khiếu: ăn nhiều đồ cay, ngọt béo, uống nhiều rượu khiến tỳ vị bị tổn thương, thấp không được chuyển hóa hóa đàm, đàm uất hóa hỏa bốc lên gây ù tai.
– Thận tinh bất túc: tình dục quá độ thận tinh hư tổn, bể tủy trống rỗng phát sinh ù tai. Thận thủy bất túc khiển tâm hỏa kháng thịnh cũng gây bệnh.
– Tỳ vị hư nhược: ăn uống không điều độ, nhiều đố sống lạnh làm tỳ vị hư tổn, không được kiện vận nên khí huyết không đầy đủ, kinh mạch trống rỗng không nuôi dưỡng được tai mà gây bệnh
3. Triệu chứng
– Tà khí phong nhiệt: khởi phát tương đối nhanh. Cảm thấy trong tai căng tức, tiếng ồn trong tai to, sức nghe giảm. có thể đau đầu, sợ lạnh, sốt, miệng khô, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng, mạch phù đại.
– Can hỏa thượng nhiễu: tai ù như tiếng sóng, tiếng gió, tiếng sấm, nghe giảm lúc nhiều lúc ít, căng thẳng hoặc uất ức bệnh tăng. Kèm theo căng tức trong tai, đau đầu, chóng mặt, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng đắng, họng khô, ngủ không yên, ngực sườn đầy tức, đại tiện táo, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác hữu lực.
– Đàm hỏa ủng kết: ù tai hai bên không ngừng, cảm giác tắc tị, ngh không rõ, chóng mặt nặng đầu, ngực bụng đầy chướng, ho có đờm, miệng đắng hoặc nhạt, nhị tiện không thông, lưỡi đỏ rêu vàng dầy, mạch huyền hoạt.
– Thận tinh bất túc: cảm giác ve kêu trong tai liên tục, thính lực giảm, ngủ kém, mắt mờ, lưng gối mỏi, di tinh. Tiêu hóa kém, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch vi tế hoặc tế sác.
– Tỳ vị hư nhược: ù tai, điếc tai, mệt mỏi bệnh tăng, trong tai có cảm giác trống rỗng mà lạnh. Ăn kém, đầy bụng, đại tiện lỏng, mặt vàng úa, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch hư nhược.
4. Điều trị
– Tà khí phong nhiệt: Sơ phong thanh nhiệt tán tà.
– Can hỏa thượng nhiễu: Thanh can tiết nhiệt, khai uất thông khiếu.
– Đàm hỏa ủng kết: Thanh hỏa hóa đàm, hòa vị giáng trọc.
– Thận tinh bất túc: Bổ thận ích tinh, tư âm tiềm dương.
– Tỳ vị hư nhược: Kiện tỳ ích khí thăng dương.
IV. Hạn chế y học cổ truyền khi điều trị Ù tai
– Thuốc Đông y tác dụng châm, thời gian điều trị kéo dài, đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh.
V. Phương pháp kết hợp điều trị Ù tai
– Thuốc Đông y: tùy từng thể bệnh mà sử dụng các bài thuốc khác nhau như Ngân kiều tán, Lỏng đởm tả can thang, Nhị trần thang, Lục vị địa hoàng thang, Bổ trung ích khí gia giảm…
– Châm cứu: Huyệt Nhĩ môn, Thính cung, Ế phong, Thượng tinh, Suất cốc, Hợp cốc, Thận du, Can du…
– Xoa bóp bấm huyệt: vùng đầu mặt.
– Liệu pháp tâm lý: giúp cho người bệnh “làm bạn” với tiếng ù tai, xem tiếng ù tai như một tiếng động bình thường hàng ngày. Ví dụ như hàng ngày bạn ở trong phòng có tiếng quạt máy, tiếng máy lạnh chạy nhưng bạn không hề để ý đến những tiếng động đó.
VI. Cách phòng chống hiệu quả
– Nếu bị ù tai có thể là do tác dụng phụ của thuốc như Aspirin, kháng sinh và thuốc chống suy nhược… nên đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám lại và đổi thuốc.
– Giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc vối tiếng ồn, máy móc ồn ào và nhạc lớn. Nếu không thể tránh những tiếng ồn này, hãy mang thiết bị bảo vệ tai..
– Giảm âm lượng khi dùng tai nghe.
– Kiểm tra bệnh huyết áp cao bằng cách theo dõi huyết áp. Nếu bị cao huyết áp, vui lòng gặp Bác Sĩ để kê thuốc điều chỉnh.
– Tránh ăn kiêng quá mức, giảm cân và tăng cân quá nhiều bởi vì những thứ này có thể dẫn đến ù tai.
– Giảm ăn mặn, hạn chế cà phê, rượu và thuốc lá. Những yếu tố này có thể dẫn đến ù tai do giảm tuần hoàn đến tai
– Tăng cường các hoạt động tập thể dục, thể thao, các bài tập thiền, yoga, các bài tập thở. Có một lối sống lành mạnh, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí
VII. Lời khuyên.
– Ù tai có thể là một bệnh lý nhưng cũng có thể là triệu chứng của bệnh khác. Vì vậy bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
– Ngoài ra một số dược liệu hỗ trợ tốt cho điều trị bệnh ù tai cũng cần được tham khảo nêu như điều trị bằng các phương pháp tây y không hiệu quả như cối xay