Huyệt Vị Phòng Và Điều Trị Cận Thị

MỘT SỐ HUYỆT PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ
MỘT SỐ HUYỆT PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ

Theo một số thống kê, cứ khoảng 10 học sinh thì có 3 em bị tật cận thị. Vì vậy, phòng và điều trị Cận thị sớm bằng cách day ấn một s huyệt v  sẽ tránh được việc ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt của các em.

Cận thị là gì và nguyên nhân gây Cận thị

Khi bị Cận thị mắt chỉ có thể phân biệt các chi tiết nhỏ của các vật và hình ảnh trong cự ly gần, trong khi chính những vật đó khi nằm ở cự ly xa sẽ được ghi nhận lại một cách lờ mờ không rõ nét. Vật càng nằm ở cự ly xa bao nhiêu thì mắt người nhìn thấy vật đó càng kém bấy nhiêu.

Nguyên nhân chính chưa được xác định rõ ràng. Nhưng qua nghiên cứu, người ta nhận thấy những công việc cần sự điều tiết của mắt trong thời gian dài trong điều kiện không đủ ánh sáng có liên quan tới cận thị (nhìn những con số nhỏ, đọc sách, tiếp xúc màn hình tivi, máy tính…). Ngoài ra, những yếu tố di truyền, dinh dưỡng, trẻ sinh thiếu tháng cũng có liên quan tới bệnh này.

Quan niệm của Y học cổ truyền về Cận thị

Theo Y học cổ truyền, Cận thị là do phần âm dịch, âm tinh bị suy tổn lâu ngày không bù đắp lại được làm cho cơ thể suy mòn; can âm không đủ để nuôi dưỡng mục hệ, thận âm không đủ để nuôi dưỡng thủy thần, thủy dịch bị thiếu nghiêm trọng do đó thị lực bị suy giảm không hoàn toàn khiến người bệnh phải nhìn thật gần, đồng thời nhanh mỏi mắt và mờ dần khi nhìn lâu.
Ngoài việc điều trị bằng cách tập luyện mắt thường xuyên, đeo kính, phẫu thuật…thì phương pháp Xoa bóp bấm huyệt của Y học cổ truyền có tác dụng thông kinh hoạt lạc, tăng cường dinh dưỡng cho vùng hốc mắt, cải thiện dinh dưỡng cho thần kinh thị giác và võng mạc, làm thư giãn cơ quanh mắt, tăng khả năng điều tiết của mắt…

Dưới đây là một số huyệt vị thường được dùng để phòng và hỗ trợ điều trị Cận thị.

– Toản trúc: Chỗ lõm đầu trong cung lông mày.
– Tình minh: Cách khóe trong con mắt 2mm về phía sống mũi.
– Ngư yêu: Ở chính điểm giữa cung lông mày.
– Dương bạch: Từ điểm giữa cung lông mày đo lên 1 thốn.
– Ty trúc không: Ở hõm đầu ngoài cung lông mày.
– Đồng tử liêu: Ở hõm cách khóe mắt ngoài 0,5 thốn.
– Thái dương: Từ điểm cuối cùng cung lông mày đo ra 1 thốn, điểm lõm nhất của vùng thái dương.
– Thừa khấp: Từ giữa mi mắt dưới đo xuống 7/10 thốn, huyệt nằm trên rãnh dưới ổ mắt.
– Tứ bạch: Từ giữa mi mắt dưới đo xuống 1 thốn (cách huyệt thừa khấp 0,3 thốn).
– Quyền liêu: Thẳng dưới khóe mắt ngoài, chỗ lõm vào bờ dưới xương gò má.

Kỹ thuật ấn và day các huyệt: Dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón trỏ, đặt vào huyệt, ấn 1 lực từ nhẹ đến nặng sao cho có cảm giác căng tức, làm 0,5 phút. Sau đó day 0,5 phút.

Lưu ý: Thốn là đơn vị đo lường để tìm huyệt của Y học cổ truyền, người bệnh co đầu ngón tay giữa và ngón cái thành một vòng tròn, chỗ tận cùng giữa 2 nếp đốt 2 ngón giữa là 1 thốn (tương đương bề ngang ngón cái). Chiều dài của thốn trung bình của người Việt Nam là 2,11cm

hellosuckhoe.net

Chia Sẻ