Huyệt Tam âm giao (SP – 6)

Huyệt Tam âm giao
Huyệt Tam âm giao

Huyệt Tam âm giao còn gọi là Đại Âm, Hạ Tam Lý, Thừa Mạng, Thừa Mệnh.

 Ý nghĩa tên gọi của Huyệt Tam âm giao 

– Tam (có nghĩa là ba); Âm (có nghĩa trái với Dương, chỗ mặt trong chân so với mặt ngoài chân); Giao (có nghĩa là chỗ gặp nhau). Huyệt ở tại chỗ giao nhau của ba kinh âm ở chân, cách mắt cá trong 3 thốn, nơi chỗ hõm bờ dưới xương. Cho nên gọi là Tam âm giao.

Kinh mạch

– Huyệt thứ 6 thuộc đường kinh Túc Thái âm Tỳ kinh.
– Huyệt Hội của 3 kinh Thái âm, Thiếu âm, Quyết âm ở chân.
– Một trong Lục Tổng Huyệt chủ trị vùng bụng dưới.
– Một trong nhóm Hồi Dương Cửu Châm, có tác dụng nâng cao và phục hồi Dương khí.
– Nơi Âm khí hội tụ, do đó, không bao giờ châm khi phụ nữ có thai.

Vị trí Huyệt Tam âm giao 

– Từ lồi cao mắt cá trong xương chày đo lên 3 thốn, huyệt cách bờ sau trong xương chày 1 khoát ngón tay.
– Ở sát bờ sau – trong xương chày, bờ trước cơ gấp dài các ngón chân và cơ cẳng chân sau, từ đỉnh cao của mắt cá chân trong đo lên 3 thốn.

Giải phẫu

– Dưới da là bờ sau-trong xương chày, bờ trước cơ gấp dài các ngón chân và cơ cẳng chân sau.
– Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau.
– Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.

Tác dụng điều trị của Huyệt Tam âm giao

– Tại chỗ: cẳng chân và gót chân sưng đau, đau khớp gối, đau khớp cổ chân
– Toàn thân: đau bụng, đầy bụng, ỉa chảy, nôn, thần kinh suy nhược, mất ngủ, liệt nửa người, tiểu bí, tiểu dắt, đái dầm, viêm tinh hoàn, di tinh mộng tinh, liệt dương, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, rong kinh, rong huyết…

Kỹ thuật châm

– Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 5–7 tráng, Ôn cứu 10–20 phút.
– Có thể châm xuyên sang huyệt Tuyệt Cốt.
– Trị bệnh ở chân: hướng mũi kim ra phía sau.
– Trị bệnh toàn thân: hướng mũi kim lên phía trên.

hellosuckhoe.net

 

 

Chia Sẻ