Huyệt Phong Trì

Huyệt Phong Trì: Phong (nghĩa là gió, là một trong những nguyên nhân gây bệnh của Y học cổ truyền); Trì (nghĩa là cái ao, ở đây nói đến một chỗ hõm). Huyệt được xem như nơi tụ gió, biểu hiện những chứng trạng của phong, như sự xâm nhập của phong hàn, phong nhiệt, trúng gió, trúng phong liệt nửa người, vì vậy gọi là Phong Trì.
Kinh mạch
Huyệt thứ 20 thuộc kinh Túc Thiếu dương Đởm. Là huyệt hội của kinh Thủ Thiếu dương Tam tiêu, Túc Thiếu dương Đởm và mạch Dương duy.
Vị trí Huyệt Phong Trì:
Từ giữ xương chẩm ( Huyệt Phong Phủ) đo ngang ra 2 thốn, huyệt ở chỗ trũng phía ngoài cơ thang, phía trong cơ ức đòn chũm.
Giải Phẫu:
– Dưới da là góc tạo nên bởi cơ thang và cơ ức – đòn – chũm, đáy là cơ gối đầu và cơ đầu dài đáy hộp sọ.
– Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh cổ 2, nhánh của dây thần kinh chẩm lớn và nhánh của dây thần kinh dưới chẩm.
– Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
Tác dụng điều trị của Huyệt Phong Trì:
– Đau cổ vai gáy cấp, Đau vai gáy do Thoái hóa cột sống cổ, Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ…
– Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai… Các bệnh về mắt như: đau mắt đỏ, viêm màng tiếp hợp…
– Sốt cao, cảm mạo. Điều trị các bệnh do Phong gây ra như Phong hàn, Phong nhiệt, trúng phong liệt nửa người.
– Làm hạ huyết áp…
Kỹ thuật châm, cứu:
– Châm xiên 0.5 – 0.8 thốn, mũi kim hướng về phía nhãn cầu bên đối diện, không nên châm quá sâu.
– Cứu điếu ngải 3 – 7 phút