Huyệt Dương Khê

Huyệt Dương Khê (LI 5) còn gọi là Trung Khôi.
Ý nghĩa tên gọi Dương Khê (LI 5)
– Dương (nghĩa là nói đến kinh dương, ở bên ngoài); Khê (nghĩa là khe, giống như khe suối, dòng nước chảy ra ở giữa hai ngọn đồi. Khê cũng có nghĩa nói đến một bộ phận của cơ thể nơi có ít bắp thịt.
– Huyệt nằm trong chỗ hõm trên mặt bên ngoài của cổ tay, như thế hình tượng huyệt như ở trong một dòng suối ở giữa hai ngọn đồi. Do đó mà có tên là Dương khê
Kinh mạch
– Huyệt thứ 5 thuộc kinh Thủ Dương minh Đại trường.
– Huyệt Kinh, thuộc hành Hỏa.
– Huyệt dùng để châm trong bệnh cơ, xương, da.
Vị trí Huyệt Dương Khê (LI 5)
– Nghiêng bàn tay, đưa ngón tay thẳng về mu bàn tay để hiện rõ hố lào giữa gân cơ duỗi và dạng ngón cái, huyệt ở sát đầu mỏm trâm quay.
Giải phẫu
– Dưới da là đầu mỏm châm quay, bờ trên xương thuyền, ngoài có gân cơ dạng dài và gân cơ duỗi ngón tay cái, trong có gân cơ duỗi dài ngón tay cái, gân cơ quay 1.
– Thần kinh vận động cơ do các nhánh của dây thần kinh quay.
– Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8.
Tác dụng điều trị của Huyệt Dương Khê (LI 5)
– Tại chỗ: chữa các chứng đau sưng cổ tay, Hội chứng Viêm gân vùng mỏm trâm quay (Hội chứng Dequervain)
– Toàn thân: Đau nhức khớp khuỷu, khớp vai, cẳng tay, cánh tay, đau họng, đau răng, đau mắt đỏ, ù tai, điếc tai, sốt cao, ngực đầy tức, khó thở, phát cuồng, đau đầu, trẻ nhỏ tiêu hóa kém.
Kỹ thuật châm, cứu
– Châm thẳng 0, 3 – 0, 5 thốn.
– Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.