Huyệt Dũng tuyền

Huyệt Dũng tuyền
Huyệt Dũng tuyền

 

Huyệt Dũng tuyền còn gọi là Địa cù, Địa vệ, Địa xung, Quế tâm, Quyết tâm. 

Ý nghĩa tên gọi huyệt Dũng tuyền 

Dũng (có nghĩa là vọt ra, chảy ra); Tuyền (có nghĩa là suối, nguồn nước). Huyệt ở dưới lòng bàn chân, nằm ở khe bàn chân như một dòng suối, đồng thời nó Tỉnh huyệt, là nơi bắt đầu xuất ra của Thận khí đi ra nên gọi là Dũng tuyền.

Kinh mạch

– Là huyệt thứ 1 của kinh Túc Thiếu âm Thận.
– Huyệt Tỉnh, thuộc hành Mộc. Huyệt Tả của kinh Thận.
– Một trong nhóm ‘Hồi Dương Cửu Châm’, có tác dụng nâng cao và phục hồi chính khí.
– Một trong ‘Tam Tài Huyệt’: (Bá Hội (Thiên), Chiên Trung (Nhân), Dũng Tuyền (Địa).

Vị trí 

Có nhiều cách xác định v trí huyệt:
– Huyệt ở chỗ lõm giữa hai khối cơ gan chân trong và gan chân ngoài.
– Nằm ở giữa gan bàn chân, nơi lõm vào và cách ngón chân thứ hai khoảng 1/3 chiều dài bàn chân.
– Dưới lòng bàn chân, huyệt ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ 2 và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân.

Giải phẫu

– Dưới da là cơ gấp ngắn các ngón chân, gân cơ gấp dài các ngón chân, cơ giun, cơ gian cốt gan chân, cơ gian cốt mu chân khoảng gian đốt bàn chân 2-3.
– Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau.
– Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

Tác dụng điều trị của huyệt Dũng tuyền

– Tại chỗ: viêm cân gan chân, đau gan bàn chân hoặc bàn chân nóng, lạnh…
– Theo kinh: Đau mặt trong đùi, bí tiểu, hồi hộp, tim đập nhanh, đau họng, chảy máu mũi…
– Toàn thân: mất ngủ, váng đầu hoa mắt, cấp cứu chết đuối, hôn mê,…

Kỹ thuật châm

– Châm 0.3-0.5 tấc. Cứu 5-10 phút.

hellosuckhoe.net

 

Chia Sẻ