Huyệt Bách Hội

Ý nghĩa tên gọi Huyệt Bách Hội: Bách (có nghĩa là một trăm, nhiều về số lượng); Hội (có nghĩa là hội tụ, cùng đổ về một chỗ). Tất cá các kinh dương đều hội tụ với đầu, là nói “Chư dương chi sở hội”, huyệt là trung tâm của đỉnh đầu. Do đó có tên là Bách hội.
Tên khác
– Huyệt Bách Hội còn gọi là Duy Hội, Điên Thượng, Nê Hoàn Cung, Qủy Môn, Tam Dương, Tam Dương Ngũ Hội, Thiên Mãn, Thiên Sơn.
Kinh mạch
– Huyệt thứ 20 của mạch Đốc.
– Hội của mạch Đốc với 6 kinh Dương.
Vị trí huyệt Bách Hội.
– Gấp 2 vành tai về phía trước, huyệt ở điểm gặp nhau của đường thẳng dọc giữa đầu và đường ngang qua đỉnh vành tai, sờ vào đó thấy 1 khe xương lõm xuống.
– Chính giữa đỉnh đầu. Lấy từ điểm giữa đường nối hai lông mày lên 1 thốn làm một phía, từ đó qua giữa đầu, sang mép tóc sau gáy, điểm giữa đường này là huyệt
– Ở phía sau huyệt Tiền đình 1,5 tấc. Chính giữa xoáy tóc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Giải phẫu
– Dưới da là cân sọ, dưới cân sọ là xương sọ.
– Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.
Tác dụng điều trị của Huyệt Bách Hội.
– Tại chỗ và theo kinh: Đau đầu, ngạt mũi, sa trực tràng, sa tử cung, sa âm đạo, bệnh trĩ.
– Toàn thân: Trúng phong (tai biến mạch máu não), co giật, điên cuồng, hay quên, người lạnh toát, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, tim đập hồi hộp, cao huyết áp do dương khí bốc lên trên đầu, ngủ kém, mất ngủ.
Kỹ thuật châm, cứu
– Châm luồn kim dưới da, sâu 0.2 – 0.5 tấc. Cứu 10 – 20 phút.
– Chú ý: Châm đắc khí thấy căng tức, tê tại chỗ, hoặc theo kinh hay tê một vùng rộng trên đỉnh đầu. Không châm kim thẳng để tránh châm vào xương.