Hội chứng ngón tay lò xo: Khó gấp, ngón tay bật như lò xo

Hội chứng ngón tay lò xo hay còn gọi là Ngón tay bật, Ngón tay cò súng đặc trưng với dấu hiệu đau và cứng ngón tay, khó gập duỗi hoặc không tự gập duỗi được, phải dùng tay khác để kéo ngón tay và nghe tiếng “cục” khi duỗi thẳng…
I. Quan niệm của Y học hiện đại về Hội chứng ngón tay lò xo
1. Đại cương
– Bình thường, khi gập duỗi ngón tay, các gân gấp ngón tay trượt trong các bao gân nhờ hoạt dịch bôi trơn. Khi bao hoạt dịch bị viêm, khoảng không gian bên trong bao gân bị phù nề hẹp lại, các sợi gân trượt đi trượt lại khó khăn hoặc bị kẹt.
– Hội chứng ngón tay lò xo là tình trạng viêm bao gân của các gân gấp các ngón tay gây chít hẹp bao gân. Bao gân dày lên hình thành cục xơ làm gân di chuyển khó khăn và nhiều khi bị kẹt khiến ngón tay không cử động được, do lực duỗi ngón tay thường yếu hơn không thắng được tắc nghẽn này nên ngón tay thường ở tư thế gấp (nên gọi là ngón tay cò súng). Nếu cố gắng duỗi ngón tay hoặc dùng tay bên lành kéo ngón tay ra như kiểu ngón tay có lò xo. Vì vậy bệnh có tên là ngón tay lò xo.
– Phân loại mức độ bệnh :
+ Độ I : Đau ở gốc ngón tay, còn di chuyển được
+ Độ II : Ngón tay bị giữ lại, gân còn di chuyển được nhưng bị bật hoặc phải dùng sự trợ giúp của tay đối diện
+ Độ III : Ngón tay bị kẹt ở tư thế cò súng
2. Nguyên nhân
– Một số nghề nghiệp thường xuyên dùng bàn ngón tay hoặc nắm chặt vật cứng trong tay: Nông dân, giáo viên, thợ cắt tóc, bác sĩ phẫu thuật, thợ thủ công, nhạc công, dùng smartphone…
– Chấn thương bàn tay, ngón tay.
– Hậu quả của một số bệnh: Viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, viêm khớp vảy nến, gout…
3. Triệu chứng
– Đau và khó gập hoặc duỗi ngón tay, nặng hơn vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, ban ngày triệu chứng giảm dần.
– Khi làm động tắc gập-duỗi ngón tay, cảm nhận được tiếng “bật”. Ngón tay có thể không tự duỗi thẳng hoặc không gấp được ngón tay, phải dùng tay khác kéo ra gập vào.
– Sờ dọc gân ngón tay có thể thấy hạt xơ nhỏ ở khớp đốt bàn ngón tay. Hạt xơ di động khi gấp duỗi ngón tay.
4. Điều trị
– Thuốc giảm đau.
– Thuốc chống viêm không steroid bôi tại chỗ hoặc uống.
– Nhóm thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm.
– Tiêm corticoid tại chỗ..
– Phẫu thuật giải phóng chèn ép, cắt bỏ phần viêm xơ nếu điều trị nội khoa thất bại.
II. Hạn chế y học hiện đại khi điều trị Hội chứng ngón tay lò xo
– Các thuốc chống viêm không steroid giúp giảm đau nhưng không giảm nguyên nhân bệnh, có thể gặp nhiều tác dụng phụ của thuốc như: ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đau dạ dày, hại chức năng gan, thận…
– Tiêm corticoid tại chỗ: teo da tại chỗ hoặc mảng sắc tố da do tiêm quá nông, tình trạng này sẽ hết trong vài tháng đến hai năm; nhiễm trùng
III. Quan niệm của Y học cổ truyền về Hội chứng ngón tay lò xo
1. Đại cương
Các triệu chứng của Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thuộc phạm vi chứng Tý của YHCT.
Tý đồng âm với bí, tức bế tắc lại không thông, dùng để diễn tả biểu hiện đau, tê, mỏi, nặng, sưng, nhức, buốt… ở da thịt, khớp xương và diễn tả tình trạng bệnh sinh là sự bế tắc không thông của kinh lạc, khí huyết.
2. Nguyên nhân
Cho rằng do gân cơ bị lao tổn khiến cho khí trệ, huyết ứ, gân mạch không được nuôi dưỡng gây nên
3. Triệu chứng
Ngón tay có thể sưng trướng, đau, ấn vào đau hơn, co duỗi ngón tay khó khăn và đau tăng, cử động nghe thấy tiếng bật.
4. Điều trị
Pháp điều trị: Hàng khí hoạt huyết, thư cân thông lạc
IV. Hạn chế y học cổ truyền khi điều trị Hội chứng ngón tay lò xo
Thuốc Đông y thường phát huy tác dụng chậm, vì vậy nên kết hợp các biện pháp khác như Châm cứu, Xoa bóp bấm huyệt, Thủy châm, … để tăng hiệu quả điều trị, tuy nhiên các phương pháp trên đòi hỏi bệnh nhân phải điều trị nội trú hoặc đến cơ sở y tế điều trị hàng ngày.
V. Phương pháp kết hợp điều trị Hội chứng ngón tay lò xo
– Nghỉ ngơi, tránh cử động lặp lại nhiều lần của ngón tay. Nẹp ngón tay ở tư thế duỗi thẳng.
– Thuốc Đông y: dùng các vị thuốc như Quế chi, Thương truật, Khương hoạt, Xuyên khung, Trần bì…
– Chườm ấm: xông hơi thuốc, ngâm tay nước ấm
+ Lá lốt: rửa sạch, đun sôi, lấy nước ấm ngâm tay 2-3 lần / ngày.
+ Gừng tươi: rửa sạch, giã nát, đun sôi, lấy nước ấm ngâm tay 2 – 3 lần / ngày
– Xoa bóp bấm huyệt bàn tay, ngón tay: xoa bóp với rượu gừng, rượu hạt gấc…
– Thủy châm: Mobic
– Vật lý trị liệu: Hồng ngoại, siêu âm, điện phân…
– Thuốc Tây y: Diclophenac, Meloxicam…
VI. Cách phòng chống Hội chứng ngón tay lò xo hiệu quả
– Không nên lặp đi lặp lại một động tác với bàn ngón tay trong thời gian dài.
– Nên vận động, xoa bóp nhẹ nhàng bàn ngón tay để ngón tay được thư giãn, có thể áp dụng bài tập lăn 2 viên bi trong lòng bàn tay.
– Tránh các chấn thương trực tiếp vùng bàn ngón tay
– Phát hiện và điều trị đúng các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp, gút, thoái hoá khớp, đái tháo đường, nhiễm khuẩn.
– Chỉnh các dị tật gây lệch trục của chi.
VII. Lời khuyên.
– Khi có dấu hiệu của Hội chứng ngón tay lò xo, nên dừng hoặc giảm các hoạt động gây áp lực lên bàn ngón tay, thay đổi tư thế hoạt động, xoa bóp cổ tay và bàn ngón tay. Khám và điều trị sớm nhằm hạn chế can thiệp ngoại khoa