Điều Trị Mệt Mỏi Hậu COVID Bằng Đông Y

Điều Trị Mệt Mỏi Hậu COVID Bằng Đông Y
Sau khi mắc Covid và điều trị khỏi (test COVID-19 âm tính), nhiều người rất hay gặp tình trạng mệt mỏi, , khó ngủ, ho khan, khó thở… Đây được gọi là triệu chứng hậu COVID-19.
Triệu chứng hậu COVID-19 nặng hay nhẹ cũng tùy vào mắc COVID-19 nặng hay nhẹ (vào bệnh viện hay khoa ICU), thời gian nhiễm bệnh dài hay ngắn.
Vì sao có triệu chứng Mệt Mỏi Hậu COVID ?
COVID-19 ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, nên có thể dẫn đến nhiều triệu chứng:
– Virus SARS-CoV-2 tấn công vào nhiều loại tế bào trong cơ thể, nhất là các tế bào màng trong của mạch máu và các cơ quan hô hấp, kích hoạt hệ miễn dịch, gây ra các tổn thương do hệ miễn dịch gây ra. Do mạch máu có ở tất cả mọi nơi trong cơ thể, nên bệnh COVID-19 có thể gây tổn thương ở tất cả các cơ quan.
– Khi các tổn thương liên quan đến mạch máu xuất hiện thì quá trình hồi phục mất nhiều thời gian, thậm chí không thể hồi phục như ban đầu: Viêm phổi lâu dài có thể dẫn đến xơ hóa phổi trong, viêm xương khớp đau nhức lâu dài do COVID-19 dẫn đến viêm thoái hóa nhanh hơn…
Điều Trị Mệt Mỏi Hậu COVID Bằng Đông Y như thế nào?
Điều trị triệu chứng hậu COVID-19 càng sớm càng tốt. Mục tiêu là để giảm các tổn thương, ngăn ngừa các tổn thương lâu dài.
– Phương pháp dùng thuốc: Tùy giai đoạn bệnh, triệu chứng, thầy thuốc khám và sử dụng các bài thuốc để nâng cao sức khỏe, bồi bổ khí huyết…
– Phương pháp không dùng thuốc: Chủ yếu luyện tâm và luyện thể. Cụ thể:
– Luyện thư giãn, luyện thiền nhằm ổn định tâm trí, xoa dịu căng thẳng, bảo vệ hoạt động của thần kinh trung ương, thả lỏng các cơ vân và cơ trơn. Người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà theo ba bước như sau:
– Bước một: Ức chế ngũ quan (cách chọn nơi yên tĩnh, nằm che mắt).
– Bước hai: Tự nhủ cho từng nhóm cơ mềm, giãn ra, từ trên mặt xuống dần đến ngón chân, một cách từ từ chắc chắn. Người bệnh có thể tự nhủ, lặp lại suy nghĩ “tay chân tôi nặng và ấm, toàn thân nặng và ấm” để giúp cơ thể thư giãn.
– Bước ba: Tập trung ý chí theo dõi hơi thở ra vào qua mũi 10 lần. Hơi thở cần thật êm, nhẹ, đều, hoặc tập trung vào đếm số cũng được, giúp việc tập trung ý nghĩ càng ngày càng mạnh lên. Người bệnh có thể đi vào giấc ngủ.
– Luyện thể: ăn uống, tập thể dục, tập thở, xoa bóp bấm huyệt, xông hơi… Trong đó, vấn đề ăn uống rất quan trọng.
– Các món ăn phải đảm bảo đa dạng, đủ dinh dưỡng, sạch, dễ tiêu hóa, có nhiều vitamin và khoáng chất: 1 số món ăn bồi bổ cơ thể như Gà hầm hạt sen, đẳng sâm…, Chim bồ câu hầm táo đỏ, kỉ tử, long nhãn…
– Uống đủ 2-3 lít nước lọc hoặc nước trái cây, nước canh, sữa tươi…
– Cần ngủ đủ giấc, đều đặn: đảm bảo ngủ 7-8h/ngày, tuân thủ các thói quen ngủ lành mạnh, không uống trà, cà phê trước khi đi ngủ, tránh ăn khuya và sử dụng đồ điện tử trước khi đi ngủ.
– Tập thở tùy giai đoạn di chứng, bệnh lý nặng hay nhẹ. Động tác đơn giản, thường được sử dụng là thở 4 thì, có kê mông và giơ chân. Mỗi lần tập 10-20 hơi thở. Một ngày tập hai lần. Thực hiện trong tư thế người bệnh nằm ngửa thẳng, kê một gối ở mông cao khoảng 5-8 cm. Tay trái để trên bụng, tay phải để trên ngực; nhắm mắt, chú ý vào việc tập thở.
Thời một: hít vào tối đa, ngực nở bụng phình và căng trong 4 giây, hít ngực bụng nở.
Thời hai: giữ hơi, mở thanh quản bằng cách cố gắng hít thêm, lồng ngực vẫn giữ nguyên ở tình trạng nở tối đa, bụng vẫn phình căng cứng. Đồng thời giơ một chân dao động qua lại 4 cái, rồi hạ chân trong 4 giây, giữ hơi hít thêm.
Thời ba: Thở ra thoải mái tự nhiên, để lồng ngực và bụng tự nhiên hạ xuống trong 4 giây
Thời bốn: Thư giãn chân tay mềm giãn trong 4 giây, chuẩn bị trở lại thời một.
– Tập xem xa và xem gần trên tư thế ngồi hoa sen: Hai bàn tay đan chéo vào nhau và đưa lật lên trên, đầu bật ra sau. Mắt nhìn lên bàn tay ở một điểm cố định của một ngón tay để thấy rõ từng nét. Sau đó, hít vào tối đa, giữ hơi và dao động tay, đầu thân qua lại 2-6 cái, mắt vẫn nhìn theo điểm cố định, thở ra triệt để. Đưa tay lại gần mặt khoảng 5 cm mà vẫn cố nhìn rõ điểm cố định. Thực hiện 3-5 hơi thở là phù hợp nhất.
– Tập cầm tạ. Hai chân đứng vững, nắm chặt hai quả tạ trong hai tay (nặng vừa sức, khoảng 1-1,5 kg mỗi quả). Đưa hai tay thẳng lên đằng trước và lên trên, dao động trước sau 2-6 cái. Sau đó hạ tay xuống đưa ra phía sau, càng xa càng tốt. Cùng lúc đó thở ra triệt để, cố ép bụng thật mạnh, giữ tư thế ép bụng triệt để 2-3 giây. Làm động tác như vậy 3-5 hơi thở.
– Xông nước lá, tinh dầu tại nhà mỗi tuần một lần cũng có tác dụng sát trùng đường hô hấp, làm ra mồ hôi, nâng cao sức khỏe người bệnh hậu nhiễm Covid-19. Nồi nước xông có thể gồm lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, lá kinh giới, lá bạc hà, lá sả, lá hương nhu… Sau khi xông, ăn bát cháo hành nóng với tía tô (ăn nóng), thêm thịt hoặc lòng đỏ trứng sẽ tốt nhất.
– Ngâm tắm thuốc: có tác dụng kích thích hệ tuần hoàn, tiêu hoá, thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng chuyển hoá, chống viêm, chống stress và điều hòa cơ thể.
– Phương pháp xoa bóp bấm huyệt toàn thân tăng cường lưu thông khí huyết, cải thiện sức khỏe hậu Covid.
– Ngâm chân thảo dược trước khi ngủ là phương pháp Điều Trị Mệt Mỏi Hậu COVID Bằng Đông Y khá hiệu quả