Chế độ ăn khi bị Gout (gút): Thực phẩm nên và không nên dùng

Gout là một bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin, tăng acid uric trong máu. Khi bị Gout, chế độ ăn khi bị gout và sinh hoạt hợp lý là một trong những liệu pháp điều trị quan trọng không thể thay thế.
1. Đại cương
Bệnh Gout là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin, thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh Gout
– Gout nguyên phát: Chưa rõ nguyên nhân, chế độ ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm… được xem là làm nặng thêm bệnh. Gặp 95% ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi.
– Gout thứ phát Một số hiếm do các rối loạn về gen (nguyên nhân di truyền). Ngoài ra có thể do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai
Bệnh lý: Suy thận bệnh bạch cầu cấp, tăng huyết áp, béo phì và hội chứng chuyển hóa, tăng insulin máu và sự đề kháng insulin…
Dùng thuốc lợi tiểu như Furosemid, Thiazid, Acetazolamid… thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính; thuốc chống lao (ethambutol, pyrazinamid)…
3. Triệu chứng khi bị Gout
– Cơn gout cấp: Sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội ở khớp. Có thể có sốt, mệt mỏi…
– Gout mạn: hạt tophi, hạn chế vận động và biến dạng khớp, sỏi thận…
4. Chế độ ăn khi bị Gout
– Thực phẩm nên dùng:
+ Uống đủ nước: 2 – 2,5 lít/ngày, nên uống nước khoáng, nước rau củ quả
+ Ngũ cốc nguyên hạt. Các loại ngũ cốc và tinh bột như bánh mì, mì ống, gạo, khoai tây, bắp rang, bột bắp.
+ Trái cây, rau củ nhiều vitamin C: Cam, bưởi, dưa hấu, lê, táo…
+ Bơ, dầu mỡ, sữa đường, trứng, bánh mì, phomat.
+ Các loại sữa, sữa chua, phô mai ít béo
+ Sữa, rau xanh, quả chín, ngũ cốc (gạo, ngô, khoai…)
+ Đạm: Tổng lượng thịt hoặc cá… (đạm động vật, đậu đỗ) khoảng 150g/ngày. Lượng đạm trong 100g thịt = 180g đậu phụ = 70g lạc hạt = 100g cá = 100g tôm.
– Thực phẩm nên dùng ở mức vừa phải:
+ Thịt nạc lợn, thịt nạc gà (giới hạn ở khoảng 1-2 lạng/ngày)
+ Tôm, tép, cua (giới hạn ở khoảng 1-2 lạng/ngày)
+ Măng tây, súp lơ, rau cải bó xôi.
+ Nấm.
+ Đậu xanh, đậu lăng, đậu Hà Lan (giới hạn ở mức 1 cốc mỗi ngày).
+ Yến mạch và bột yến mạch (giới hạn ⅔ cốc chưa nấu chín mỗi ngày).
+ Trà, cà phê.
– Thực phẩm không nên dùng:
+ Rượu bia, chế phẩm có cacao, sôcôla, mật ong, đồ uống có đường
+ Hải sản: Cá mòi, cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá cơm, cá trích, cá tuyết, sò điệp, tôm hùm …
+ Thịt giàu đạm: thịt bò, thịt gà, thịt bê, thịt thú rừng, động vật hoang dã như gà lôi, ngỗng, nai
+ Nội tạng động vật: gan, lòng, tim cật, óc, các loại pate gan, xúc xích
+ Nước luộc thịt, nước sườn, cá hộp, thịt hộp.
+ Một số loại thực phẩm lên men như nem chua, dưa hành.