Cách xử trí khi trẻ sốt dưới 38.5°C hiệu quả nhất cần biết

Cách xử trí khi trẻ sốt < 38.5°C
Cách xử trí khi trẻ sốt < 38.5°C

Cách xử trí khi trẻ sốt dưới 38.5°C

Sốt là phản ứng của cơ thể trước các tác nhân gây nên. Trẻ nhỏ rất hay bị sốt, người chăm sóc trẻ cần biết  để tránh sốt tăng cao và các biến chứng của bệnh.

1. Thế nào là sốt?

– Nhiệt độ cơ thể bình thường: 36oC – 37.4oC
– Sốt là khi nhiệt độ cơ thể tăng trên mức bình thường (≥ 37.5oC).

2. Phân loại sốt

– Sốt nhẹ: 37.5oC – 38oC
– Sốt vừa: > 38oC – 39oC
– Sốt cao: > 39oC – 40oC
– Sốt rất cao: > 40oC

3. Nguyên nhân gây sốt của trẻ là gì?

– Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt, thường là do vi khuẩn hoặc vi rút gây nhiễm trùng tại các cơ quan như hệ hô hấp, tiêu hóa, sinh dục – tiết niệu… Ngoài ra, sốt còn có thể gặp sau tiêm chủng, do nhiễm kí sinh trùng, các bệnh lý tự miễn, các bệnh lý ác tính….

4. Cách xác định trẻ có bị sốt hay không?

– Dụng cụ đo: Nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử…
– Các vị trí đo nhiệt độ: tai, trán, miệng, nách, hậu môn.
+ Thường cặp vào nách hoặc trán của trẻ. Nếu cần thiết có thể cặp ở hậu môn nhưng sau khi cặp hậu môn phải vệ sinh nhiệt độ sạch sẽ. Trẻ lớn không nên cho cặp vào miệng, để tránh trường hợp trẻ cắn thủy ngân vào trong miệng.
+ Mức chênh lệch nhiệt độ giữa các vị trí: Nhiệt độ đo được ở nách thấp hơn nhiệt độ ở miệng và hậu môn khoảng 0.3 à 0.5oC Vì vậy, khi nhiệt độ ở nách > 37.2oC thì coi đó là sốt.

5. Cách xử trí khi trẻ sốt dưới 38.5°C 

– Cởi bớt quần áo, cho trẻ mặc đồ mỏng và rộng để dễ thoát nhiệt.
– Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, tránh gió lùa, giảm nhiệt trong phòng, hạn chế số lượng người xung quanh. Có thể cho trẻ ra chơi bên ngoài nhưng phải tránh lúc nắng gắt hoặc khi thời tiết xấu, không nên ép trẻ phải nằm mãi trong nhà.
– Cho trẻ bú nhiều, ăn nhiều bữa, uống nhiều nước hoặc các loại nước ép trái cây giàu chất dinh dưỡng hoặc các loại thuốc bổ đa sinh tố, trong đó cần nhất là Vitamin C và Vitamin nhóm B.
– Chườm ấm hạ sốt
   + Dụng cụ: 5 khăn nhỏ. có khả năng thấm nước tốt. Nhiệt kế
   + Pha chậu nước ấm khoảng 37 độ: Cho nước lạnh vào trong chậu, sau đó cho nước nóng vào với lượng khoảng ½ nước lạnh. Có thể kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước cảm giác ấm giống như nước tắm em bé là được.
   + Thực hiện:
      Vệ sinh tay người chăm sóc trẻ.
      Để trẻ nằm ngửa trên giường.
      Cởi bỏ bớt/ nới rộng quần áo của trẻ.
      Dùng khăn nhúng vào chậu nước, vắt ráo nước và lau toàn thân cho trẻ, lau từ trán đến nách, vuốt từ mặt trong cánh tay, cẳng tay và lòng bàn tay. Sau đó vuốt từ bẹn đến mắt cá chân từ trong đùi xuống bắp chân và lòng bàn chân, tiếp tục chườm vuốt từ gáy dọc xuống mông. Tập trung chủ yếu tại các vị trí: trán, nách, bẹn, lòng bàn tay, bàn chân. Có thể đặt khăn trên trán, 2 bên hõm nách và 2 bên bẹn của trẻ hoặc tắm cho bé bằng nước ấm.
      Khi khăn bớt ấm, nhúng lại vào chậu nước, vắt ráo nước và lặp lại hành động như trên cho đến khi nhiệt độ giảm.
      Khi nước ở trong chậu hết ấm thì thay chậu nước khác hoặc cho thêm nước nóng, kiểm tra lại nhiệt độ của nước và lau người tiếp cho trẻ.
      Đo lại thân nhiệt của trẻ sau mỗi 15 – 30 phút chườm để kiểm tra sự thay đổi của nhiệt độ. Dừng chườm cho trẻ khi nhiệt độ < 37.5°C
      Lau khô người và mặc lại quần áo mỏng cho trẻ.
   + Lưu ý: Khi chườm cho trẻ động tác phải nhẹ nhàng, tránh chà sát làm tổn thương da, gây đau rát, mẩn đỏ. Tuyệt đối không chườm cho trẻ bằng nước lạnh. Vì khi chườm lạnh sẽ làm các mạch máu co lại, lỗ chân lông cũng co lại làm cho nhiệt không thoát ra ngoài được và trẻ sẽ càng sốt cao hơn.
– Sử dụng thuốc hạ sốt: khi nhiệt độ ≥ 38.5°C, tốt nhất là dùng Paracetamol với liều từ 10 – 15mg/kg/lần, mỗi lần cách 4 – 6h theo chỉ định của bác sĩ. (Ví dụ: trẻ nặng 10kg thì uống liều 100 – 150mg / lần)

6. Những điều cần tránh khi trẻ bị sốt

– Ủ ấm trẻ.
– Lau trẻ bằng nước đá lạnh, cồn, dấm.
– Vắt chanh, đổ thuốc hay nước sắn dây vào miệng trẻ khi đang co giật vì dễ gây ngạt thở.

7. Những trường hợp nào thì phải đưa trẻ đi đến cơ sở y tế?

7.1 Cần cho trẻ bị sốt đi khám bác sĩ ngay nếu:

– Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt.
– Sốt trên 40.1oC
– Trẻ khóc không dỗ được hoặc bứt rứt nhiều.
– Trẻ khóc khi cử động hoặc khi ba mẹ chạm vào trẻ.
– Trẻ li bì, khó đánh thức.
– Cổ cứng, trẻ khó cử động cổ.
– Có bất kỳ phát ban da nào.
– Trẻ khó thở, và không thấy đỡ hơn sau khi làm sạch mũi trẻ.
– Trẻ không thể nuốt thức ăn hoặc bú được.
– Nôn mọi thứ.
– Tiêu máu, ói máu.
– Trẻ bị co giật.
– Trẻ trông rất yếu và mệt.

7.2 Cần cho trẻ bị sốt đi khám bác sĩ trong vòng 24 giờ nếu:

– Trẻ từ 2 – 4 tháng tuổi bị sốt (trừ khi sốt xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiêm vaccin bạch hầu – ho gà – uốn ván và không có triệu chứng nặng nào khác).
– Sốt trên 400C (nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi).
– Trẻ kêu đau hoặc khóc thét khi đi tiểu.
– Sốt kéo dài trên 24 giờ không rõ nguyên nhân.
– Hạ sốt hơn 24 giờ rồi sốt tái phát lại.
– Sốt kéo dài trên 72 giờ do bất kỳ nguyên nhân nào.

hellosuckhoe.net

 

 

 

 

Chia Sẻ