Cách massage, xoa bụng chữa táo bón cho bé

Cách massage, xoa bụng chữa táo bón cho bé
- Trẻ đại tiện như thế nào được coi là Táo bón
– Trẻ nhỏ hệ thống tiêu hoá, hấp thụ thức ăn và đào thải các chất cặn bã còn non nớt, dễ bị tổn thương, nên rất hay bị táo bón
– Trẻ sơ sinh:
+ Bé có thể không có phân su (phân đầu tiên sau khi bé ra đời) hoặc không đi đại tiện một vài tuần sau đó.
+ Đại tiện dưới 2 lần /ngày.
+ Có thể kèm theo nôn, chướng bụng, sốt. Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay vì đây có thể là bệnh lý nguy hiểm cho bé.
– Trẻ nhũ nhi (trẻ dưới 1 tuổi)
+ Phân nhỏ, cứng, khô
+ Khó đi ra phân, bé nhăn mặt, rặn nhiều hoặc khóc khi đi đại tiện
+ Đại tiện dưới 3 lần/tuần (trên 2 ngày/lần) hoặc số lần đi đại tiện ít hơn so với thời gian trước đây. Nếu em bé của bạn bình thường đều đi ngoài mỗi ngày, nhưng nay đã 2-3 ngày chưa đi. Đó có thể là dấu hiệu của táo bón.
– Trẻ lớn
+ Phân nhỏ, cứng, khô hoặc phân lớn bất thường
+ Khó đi ra phận, phải rặn nhiều
+ Đại tiện dưới 2 lần/tuần (trên 3 ngày /lần)
+ Bụng chướng, đầy hơi
+ Một số trẻ có thể nói bị đau bụng, hoặc chỉ chỗ đau ở “lỗ hậu” cho bố mẹ
+ Có dấu máu trên giấy vệ sinh do bị nứt hậu môn…
-
Nguyên nhân gây Táo bón ở trẻ
– Không luyện thói quen đi đại tiện đúng giờ.
– Chế độ ăn uống: uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ do ăn ít rau xanh, quả chín…
– Người chăm sóc trẻ pha sữa quá đặc, ăn chưa đúng về số lượng hàng ngày, trẻ ăn sữa bò dễ bị táo bón hơn sữa mẹ
– Mẹ bị táo bón cho con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón.
– Giảm trương lực ruột do mắc một số bệnh như: còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu…
– Do dùng thuốc thuốc kháng sinh giảm ho có codein.
– Ở trẻ lớn còn chịu ảnh hưởng của yếu tố tinh thần: sợ bẩn, sợ thối hoặc trẻ bị nứt hậu môn, bị trĩ dẫn đến đi ngoài bị đau hoặc sợ cô giáo không dám xin phép nên nhịn đi đại tiện.
– Dị tật bẩm sinh: Phình to đại tràng (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) khi mắc các bệnh này trẻ thường bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi đẻ.
3. Cách massage, xoa bụng chữa táo bón cho bé
– Khi bị táo bón, ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, thì xoa bụng cùng là một trong những biện pháp giảm táo bón ở trẻ rất hiệu quả. Phương pháp này khiến cho vùng ruột được kích thích, hoạt động tốt hơn, từ đó giúp đẩy lùi tình trạng táo bón hiệu quả.
– Cách massage, xoa bụng chữa táo bón cho bé
+ Tư thế nằm ngửa:
Bước 1: Cho bé nằm ngửa trên nệm êm hoặc khăn mềm.
Bước 2: Lấy một lượng vừa đủ dầu mát xa, thoa nhẹ lên tay. Mẹ xoa hai tay vào nhau (cho mềm, ấm), sau đó bắt đầu mát xa vùng bụng của trẻ.
Bước 3: Đặt ngón tay trỏ của bạn ở gần vùng rốn của trẻ. Di chuyển ngón tay nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Mát xa vùng bụng, từ rốn đến mép bụng.
Bước 4: Bung toàn bộ lòng bàn tay, nhấn nhẹ vùng bụng của trẻ.
Bước 5: Xoa bụng của trẻ từ phải sang trái. Đặt tay phía bên phải rốn của bé, vuốt dọc xuống.
Bước 6: Đặt tay ở xương hông bên phải của trẻ, vuốt sang trái, tạo hình chữ L ngược.
Bước 7: Đặt tay ở xương hông bên phải của trẻ, vuốt sang trái, tạo hình chữ U ngược.
Bước 8: Trước khi kết thúc mát xa, hãy xoa bụng của trẻ theo chiều kim đồng hồ. Xoa quanh vùng rốn trong vòng 1 – 2 phút.
+ Tư thế nằm sấp
Bước 1: Cho bé nằm ngửa trên nệm êm hoặc khăn mềm.
Bước 2: Lấy một lượng vừa đủ dầu mát xa, thoa nhẹ lên tay. Mẹ xoa hai tay vào nhau (cho mềm, ấm), sau đó bắt đầu mát xa vuốt dọc từ đầu tới lưng bé 20 lần.
Bước 3: Xoa lưng bé thành hình tròn để giúp bé giảm bớt cảm giác đau bụng
Bước 4: Xát xương cụt: dùng hai ngón tay xát nhẹ vùng xương cụt theo chiều lên xuống chừng 2 – 3 phút sao cho tại chỗ nóng lên là được.
– Những điều cần lưu ý khi xoa bụng cho bé
+ Trước khi xoa bụng cho trẻ, bậc cha mẹ cần chuẩn bị một số dụng cụ như khăn mềm, dầu mát xa,…Cắt móng tay, tháo bỏ những món đồ trang sức trên tay của bạn vì có thể gây ra những tổn thương cho bé.
+ Thời gian massage từ 15-30 phút.
+ Massage khi bé đang thư giãn, thoải mái.
+ Nên massage cho bé vào buổi sáng, chiều tối.
+ Không massage trước hoặc sau khi bé ăn vì làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé hoặc khi bé đang ngủ.
+ Không massage trên vùng rốn của trẻ mới sinh.
Ngoài việc massage xoa bụng cho bé, người chăm sóc trẻ nên kết hợp với chế độ ăn và tập luyện đi ngoài đúng giờ để cải thiện tình trạng táo bón của bé