10 cách giảm đau cứng khớp ngón tay bằng thuốc vườn nhà

Cách giảm đau cứng khớp ngón tay bằng thuốc vườn nhà
Cách giảm đau cứng khớp ngón tay bằng thuốc vườn nhà

10 cách giảm đau cứng khớp ngón tay bằng thuốc vườn nhà

Nguyên nhân đau cứng khớp ngón tay:

– Đau nhức, cứng khớp ngón tay, khó gấp duỗi ngón tay thường là triệu chứng của Hội chứng ngón tay lò xo hay còn gọi là ngón tay cò súng, ngón tay bật. Bênh hay gặp ở những người thường xuyên dùng bàn ngón tay hoặc nắm chặt vật cứng trong tay: Nông dân, giáo viên, thợ cắt tóc, bác sĩ phẫu thuật, thợ thủ công, nhạc công, dùng smartphone…

– Nguyên nhân của tình trạng này là do viêm bao gân của các gân gấp các ngón tay gây chít hẹp bao gân. Bao gân dày lên hình thành cục xơ làm gân di chuyển khó khăn và nhiều khi bị kẹt khiến ngón tay không cử động được, do lực duỗi ngón tay thường yếu hơn không thắng được tắc nghẽn này nên ngón tay thường ở tư thế gấp

Cách giảm đau cứng khớp ngón tay bằng thuốc vườn nhà

  1. Đắp, chườm ngải cứu:

– Ngải cứu (dùng cả thân và lá, không già quá hay non quá), đem rửa sạch để ráo nước, sau đó thái nhỏ hoặc giã dập

– Cho 1 thìa canh muối hạt vào trộn đều  và đem vào túi vải mỏng

– Quay lò vi sóng 4-5 phút, sau đó đắp vào vùng bị đau, nguội lại bỏ ra làm nóng lại rồi lại đắp, trong khoảng 30p thì thôi. (chú ý không để bị bỏng).

– Nếu không có lò vi sóng, bạn có thể cho ngải cứu vào chảo nóng để sao vàng cùng với một nắm muối hột đến khi nóng thì bọc hỗn hợp vào trong một chiếc khăn mỏng hoặc túi chườm để đắp lên tay nơi bị đau.

– Đắp 2- 3 lần / ngày, cho đến khi triệu chứng đau nhức giảm hẳn

  1. Đắp, chườm cây chìa vôi

– 1 nắm cây chìa vôi, rửa sạch, thái nhỏ sao nóng với muối sau đó cho vào trong một chiếc khăn mỏng hoặc túi chườm để đắp lên tay nơi bị đau. Đắp mỗi ngày 3 – 4 tiếng.

  1. Ngâm tay với Gừng

– Một vài củ gừng tươi, làm sạch, đập dập và cho vào nồi đun sôi với 1-2 lít nước, sau đó cho 1 nắm muối nhỏ vào.

– Khi nước bớt nóng thì cho ngón tay vào để ngâm trong vòng 20 đến 30 phút (có thể ngâm ngập cả bàn tay).

– Ngâm 2- 3 lần / ngày, cho đến khi triệu chứng đau nhức thuyên giảm

  1. Ngâm tay với Lá lốt và gừng

– 1 nắm lá lốt tươi và 1 củ gừng đập dập cho vào nồi đun sôi với 1-2 lít nước, sau đó cho 1 nắm muối nhỏ vào.

– Khi nước bớt nóng thì cho ngón tay vào để ngâm trong vòng 20 đến 30 phút (có thể ngâm ngập cả bàn tay).

– Ngâm 2- 3 lần / ngày, cho đến khi triệu chứng đau nhức thuyên giảm

  1. Bôi Rượu gừng:

– Gừng tươi 500g, rửa sạch, để cả vỏ rồi xắt miếng mỏng, sau đó cho vào một bình thủy tinh lớn, đổ 1 lít rượu gạo 40 độ vào, ngâm 30 ngày thì lấy ra dùng.

– Cách dùng: Mỗi lần chắt ra một chén nhỏ, dùng bông thấm và xoa đều lên vùng khớp ngón tay bị sưng viêm, mát xa nhẹ nhàng để cho thuốc ngấm vào. Xoa 2- 3 lần / ngày, cho đến khi triệu chứng đau nhức giảm hẳn.

  1. Bôi rượu hạt gấc

– Lấy 50 hạt gấc chín, rửa sạch, để ráo, nướng trên than củi, sao cho lớp vỏ cứng của hạt gấc vàng đậm gần cháy. Sau đó để nguội và tách vỏ.

– Lấy ruột đập dập đều hoặc cho vào cối giã nhỏ (không được xay bằng cối xay vì gây chảy dầu), sau đó cho vào chai hoặc lọ thủy tinh, đổ rượu 45 độ ngập xâm xấp.

– Đậy nút kín, ngâm độ 120 phút là dùng được (ngâm để càng lâu càng tốt).

– Khi dùng: dùng bông gòn thấm rượu bôi lên tay 2-3 lần mỗi ngày.

– Lưu ý rượu hạt gấc chỉ được dùng ngoài da, không được uống.

  1. Uống nước sắc rễ cây xấu hổ (rễ cây trinh nữ)

– 20 – 30g rễ cây trinh nữ, rửa sạch, cắt mỏng, tẩm rượu rồi sao thơm.

– Cho 400 – 600 ml nước lọc vào nấu trên lửa nhỏ, khi còn 100ml thì chắt nước ra.

– Uống làm 2lần / ngày, kiên trì trong 10 – 15 ngày liên tục.

  1. Uống nước sắc lá lốt

– Lá lốt tươi 15 – 30g hoặc lá lốt khô 5 – 10g.

– Rửa sạch, ngâm với nước muối 10 phút

– Cho lá lốt vào ấm để sắc cùng với 2 bát nước đến khi cạn còn nửa bát thì chắt ra, uống sau ăn tối 30p-1h, trong vòng 10-15 ngày.

  1. Ăn hạt ý dĩ hầm đu đủ xanh

– Hạt ý dĩ 30g và đu đủ xanh 30g gọt sạch vỏ, xắt miếng vuông và cho vào nồi cùng với 300ml nước. Hầm lửa nhỏ cho đến khi ý dĩ chín mềm thì thêm chút đường vào cho vừa đủ ngọt.

– Dùng 1 bát / ngày trong 1 tháng (không nên dùng đu đủ xanh cho phụ nữ có thai)

  1. Uống rượu Cây đau xương

– 10 – 12g thân và cành dây đau xương, làm sạch, thái nhỏ rồi sao vàng.

– Cho vào bình và ngâm cùng 1 lít rượu để trong 30 ngày.

– Uống mỗi ngày 10 – 20ml, trong vòng 10 – 15 ngày.

hellosuckhoe.net

Chia Sẻ