Huyệt Khúc Trì (LI -11)

Huyệt Khúc Trì còn gọi là Dương Trạch, Quỷ Cự.
Ý nghĩa tên gọi của Huyệt Khúc Trì
– Khúc (có nghĩa là gập cong); Trì (có nghĩa là cái ao). Khi khuỷu tay gập cong lại nơi đó có một chỗ hõm như cái ao nên gọi là Khúc trì (ao cong).
Kinh mạch
– Huyệt thứ 11 của kinh Thủ Dương minh Đại Trường.
– Huyệt hợp, thuộc hành Thổ.
– Là huyệt Bổ của kinh Đại Trường.
– Là một trong những yếu huyệt trị bệnh ngoài da, bệnh mắt, dự phòng hóa mủ (Châm Cứu Chân Tủy).
Vị trí Huyệt Khúc Trì
– Co khuỷu tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khuỷu.
– Ở chỗ lõm đầu ngấn ngang mặt ngoài khuỷu tay khi co lại.
– Gấp cẳng tay vào cánh tay, bàn tay để phía trên ngực, cho nổi rõ nếp gấp khuỷu, đánh dấu đầu ngoài nếp gấp khuỷu, rồi đặt tay lại cho vuông góc với cánh tay để châm.
Giải phẫu
– Dưới da là chỗ bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn, khớp khuỷu.
– Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay.
– Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
Tác dụng điều trị của Huyệt Khúc Trì
– Tại chỗ: chữa các chứng đau sưng khuỷu tay, Hội chứng Tennis elbow, đau cánh tay, đau vai, liệt chi trên, đau nhức chi trên, hội chứng cổ vai cánh tay…
– Toàn thân: Sốt, cảm cúm ,viêm họng, nổi mẩn, dị ứng, viêm da, mụn nhọt, chàm, huyết áp cao …
Kỹ thuật châm
– Châm thẳng, sâu 0.8- 1.5 tấc.
– Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.